Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung, Việt Nam. Nhắc đến xứ Huế là ta lại liên tưởng đến nhiều công trình kiến trúc cổ của kinh thành Huế, những cảnh sắc thiên nhiên mang nét thơ mộng, hữu tình trong không gian thư thái, tĩnh lặng của vùng đất cố đô cũ.
Huế đẹp là thế, Huế mộng mơ là thế. Như câu nói "Hồng nhan thì bạc phận", hàng năm Huế cũng phải chịu rất nhiều những tang tóc từ thiên tai, bão, lũ lụt.
Tháng 10/2020 là một năm thực sự đáng quên đối với mảnh đất Huế, người dân xứ Huế nói chung và ngành du lịch Huế nói riêng. Khi mà cả nước đang hướng về Miền Trung, hướng về Thừa Thiên Huế để cầu nguyện cho thiên tai, lũ lụt mau chóng qua đi để mảnh đất Huế lại khôi phục nét thơ mộng, hữu tình vốn có.
Ngành du lịch ở Huế bị ảnh hưởng do lũ
Lũ lụt miền Trung năm 2020 là một trận lũ lịch sử trải dài khắp miền Trung Việt Nam. Bắt đầu từ đêm ngày 06, rạng sáng ngày 07 tháng 10 năm 2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
Du lịch Huế và các tỉnh miền Trung ở trên tạm thời đóng cửa mà chưa hẹn ngày trở lại. Có lẽ đến khi nào thiên tai qua đi, các tàn tích được dọn dẹp, các địa danh du lịch được tái tạo thì có lẽ du lịch Huế mới lại mở cửa.
Không chỉ du lịch, Huế còn chịu thiệt hại về người
Thiệt hại về của cải, tài sản, kinh tế sẽ khiến cho cuộc sống người dân trở lên khó khăn. Tuy nhiên, thiệt hại về người mới là thứ mất mát to lớn mà không thể nào bù đắp được. Chỉ nghe thôi mà đã thấy nghẹn ngào, dưng dưng nước mắt.
Sản phụ ở Huế bị lũ cuốn khi đi sinh
Khoảng 8 giờ ngày 12.10, chị Hoàng Thị Phượng (35 tuổi, trú thôn Phường Hóp, xã Phong An, H.Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chuyển dạ và cùng chồng trên đường đến bệnh viện để sinh nở thì gặp tai nạn lật thuyền, giữa dòng nước lũ xiết khiến thai phụ bị lũ cuốn.
Người ra đi đã về nơi yên nghỉ nhưng người chồng ở lại với nỗi đớn đau vò xé. Trong một ngày "giông bão" đã trở thành người chồng mất vợ, người cha mất con.
Sạt lở thủy điện Rào Trăng 3
Đêm ngày 12, đoàn cứu trợ gồm 21 thành viên (bộ đội, cán bộ, công chức) trên đường tới Rào Trăng đã tạm nghỉ ở Trạm 67, dự tính tiếp tục di chuyển ngày hôm sau. Lúc nửa đêm, sạt lở toàn diện cường độ lớn bất ngờ xảy ra khiến 13 cán bộ mất tích.
Đến 19h20 tối ngày 15/10, đã tìm thấy 13 thi thể mất tích và không có một ai sống sót. Một ngày tang thương đối với miền Trung và sự thương tiếc từ đồng bào cả nước:
"Tháng 10 năm ấy có nhớ không?
Hôm ấy mưa to trắng cánh đồng
Mười ba chiếc nón nằm trong đất
Đời đời an nghỉ với non sông".
"Rào Trăng anh đi, không hẹn trước
Sao ngày về, lệ ướt đẫm hàng mi
Đất mẹ bao la anh nằm nghỉ
Tổ quốc nghiêng mình, mãi khắc ghi".
"Mai này ai nhắc lại Rào Trăng
Bữa ấy lũ to đất sang bằng
Mười ba chiến sĩ đầu mũ cối
Để đời thương tiếc mãi trăm năm".
Rất nhiều các bài thơ nghẹn ngào thương tiếc được gửi tới các đồng chí. Thậm chí người ta còn liên tưởng tới câu thơ nổi tiếng trong bài thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng:
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".
Ngành du lịch miền Trung bị thiệt hại nặng nề nhưng cũng chỉ là vật chất, sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng những thiệt hại về người là mãi mãi không thể nào bù đắp được. Trong những thời khắc thế này, sự ủng hộ từ đồng bào cả nước gửi tới Huế và miền Trung là rất quý giá. Có thể kể đến những con người như: ca sĩ Thủy Tiên, Lý Hải, MC Trấn Thành,... và còn nhiều người nổi tiếng, người dân, các tổ chức đã gửi tấm lòng giúp đồng bào miền Trung vượt qua thời khắc sinh tử này.
Nguồn: Noitaden.net